1. ĐỘ CHÍNH XÁC CAO.

    Nếu mức cân max là 150kg thì cân cơ có giá trị vạch chia là 500g còn cân điện tử có giá trị vạch chia chỉ 20g. Với mức cân này, độ chính xác của cân điện tử lớn gấp 25 lần so với cân cơ. Do đó khi sử dụng cân điện tử bạn hạn chế được tối đa sự thất thoát hàng hóa. Tất nhiên bạn nên chọn cân điện tử của những hãng uy tín và hàng chất lượng để đảm bảo cân không bị sai số.

    Công nghệ cảm biến sử dụng cho cân điện tử có thể là cảm biến từ, mono, unibloc...do đó cân điện tử có độ chính xác cao tới 0.01mg.

2. CÂN ĐIỆN TỬ CÓ NHIỀU TÍNH NĂNG.

   Cân điện tử thực chất là một thiết kế bao gồm một mạch điện tử có chức năng điều khiển và 1 cơ cấu cảm biến lực có tác dụng tiếp nhận lực rồi được đưa lên mạch điều khiển, chuyển đổi tín hiệu và hiển thị số cân. Các tính năng của cân được lập trình dựa theo nhu cầu của người sử dụng và được đưa vào một con vi điều khiển bên trong mạch điện tử. Do đó cân điện tử có rất nhiều tính năng ưu việt nhằm đáp ứng những yêu cầu trong sản xuất và trong đời sống hàng ngày. 

   Một chiếc cân điện tử cơ bản thường có các tính năng: trừ bì, cộng dồn, đếm số lượng, tự động tắt nguồn, báo pin yếu...Ngoài ra một số cân còn có tính năng đặc trưng riêng như: cảnh báo giá trị cao thấp đưa tín hiệu ra đèn hoặc còi, cân động vật, cân pha sơn theo công thức có sẵn, cân chống cháy nổ, cân chống nước, cân phân tích độ ẩm, cân tính giá, cân vàng...

3. CÓ THỂ KẾT NỐI THIẾT BỊ NGOẠI VI

   Cân điện tử còn một ưu điểm nổi bật mà không cân cơ nào có được đó là khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi như: máy tính, máy in, PLC, bảng hiển thị phụ...Trong các ngành hàng như siêu thị, cửa hàng thực phẩm...việc kết nối cân điện tử với máy tính, máy in là không thể thiếu. Còn các ngành tự động hóa thì việc kết nối cân điện tử với một thiết bị ngoại vi là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải cân điện tử nào cũng có thể kết nối được với các thiết bị ngoại vi mà chỉ các cân có cổng giao tiếp RS232, RS485, MODBUS RTU...mới có thể kết nối được.

4. ĐA DẠNG MẪU MÃ VÀ MỨC CÂN

   Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hãng cân điện tử với nhiều mẫu mã, giá thành đa dạng tùy thuộc vào tính năng và chất lượng cân. Các hãng nổi tiếng thế giới phải kể đến như: Mettler Toledo, AND, Sartorius, Shidmazu, Vibra Shinko, Radwag, Ohaus, Zemic, Keli, T-Scale, Excell...

   Mức cân nhỏ nhất có thể

5. DỄ DÀNG THAY THẾ VÀ SỬA CHỮA KHI CÓ SỰ CỐ

  Như đã nói ở trên, cân điện tử thực chất là một thiết kế bao gồm một mạch điện tử có chức năng điều khiển và 1 cơ cấu cảm biến lực có tác dụng tiếp nhận lực rồi được đưa lên mạch điều khiển, chuyển đổi tín hiệu và hiển thị số cân. Do đó việc sửa chữa hoặc thay thế từng chi tiết cũng rất đơn giản. Tất nhiên là người kỹ thuật viên đó phải có tay nghề giỏi và có kinh nghiệm.

Bình luận (1)

  1. An
    An - 11/09/2018 Trả lời
    Do đó việc sửa chữa hoặc thay thế từng chi tiết cũng rất đơn giản. Tất nhiên là người kỹ thuật viên đó phải có tay nghề giỏi và có kinh nghiệm.

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được công khai. * là trường bắt buộc bạn phải điền.

Lên đầu trang
zalo